Ứng dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục mầm non đã không còn quá xa lạ khi giờ đây phụ huynh đều muốn giáo dục phát triển con nhỏ từ sớm. Do đó khung cảm ứng trường mầm non được lựa chọn để hỗ trợ đắc lực trong quá trình giảng dạy và học tập này. Vậy khung cảm ứng là gì? Có lợi ích gì khi ứng dụng tại trường mầm non? Hãy cùng Simpletech tìm hiểu ở bài bên dưới nhé!
Khung cảm ứng trường mầm non là gì?
Khung cảm ứng trường mầm non là thiết bị tương tác dùng để nâng cấp hệ thống màn hình giảng dạy trong lớp học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường mầm non. Thiết bị này sử dụng công nghệ cảm ứng hồng ngoại có thể lắp đặt sử dụng trên màn hình LCD, LED, tivi, máy chiếu để giáo viên và học sinh dễ thao tác bằng tay hay bút cảm ứng trên màn hình.
Công nghệ này sẽ mang đến nhiều ích lợi khi ứng dụng vào trường mầm non, giúp các bài giảng trở nên sinh động , thu hút, hỗ trợ giáo viên giảng bài trực quan nhờ các thao tác cảm ứng và phần mềm giáo dục mà khung hỗ trợ. Bên cạnh đó, tính năng cảm ứng này còn tăng sự hứng thú, kích thích sự tò mò, sáng tạo và khám phá kiến thức mới của trẻ từ sớm. Do đó nhờ những ưu điểm nổi bật về tính năng, giá cả hợp lý mà khung cảm ứng tivi đã trở thành công cụ nên đầu tư ở các trường mầm non.
Lợi ích của khung cảm ứng trong giáo dục mầm non
Nâng cao sự tương tác của trẻ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các em nhỏ sẽ học tốt hơn nếu được học từ các nội dung trực quan và có thể tương tác với các nội dung này thay vì chỉ ngồi nghe một cách thụ động. Chính điều này sẽ kích thích não bộ và giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn. Các thao tác kéo, thả, chạm rất dễ dàng sử dụng ngay cả trẻ em do đó, các trường mầm non nên ứng dụng khung tương tác để tăng chất lượng học của các em nhỏ.
Ví dụ, thay vì giống trước đây trẻ em chỉ được học qua sách vỡ thì giờ đây màn hình cảm ứng cho phép các em viết, vẽ, kéo thả hình ảnh một cách trực quan, giúp tăng khả năng ghi nhớ và nhận diện chữ cái chuẩn hơn.
Tạo môi trường học tập sinh động
Các bài giảng truyền thống sẽ khá khô khan khi chỉ có lời giảng từ giáo viên, các khung tương tác cho trường học có thể khiến bài giảng trở nên sinh động khi kết hợp được với hình ảnh, video, âm thanh, giáo viên có thể viết vẽ trên bảng để học sinh theo dõi và học làm theo. Đây là cách nâng cao hiệu quả tiếp thu bài giảng mà không gây nhàm chán cho các em nhỏ.
Phát triển kỹ năng vận động và tư duy
Các bài học tương tác trên màn hình là công cụ rất tốt để kích thích trẻ suy nghĩ, phát triển kỹ năng tư suy, suy luận logic và giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc sử dụng các thao tác chạm, kéo, vuốt màn hình cũng giúp trẻ phát triển thông minh hơn.
Hỗ trợ giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn
Thay cho hình thức giảng dạy truyền thống là giảng bài và trình bày trên bảng phấn, khung cảm ứng trường mầm non có thể cho phép giáo viên dễ dàng hiển thị các bài giảng qua slide, thực hiện kéo thả để chuyển slide, viết, vẽ chữ cái, hình vẽ cho các em học làm theo. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian soạn giáo án, lưu trữ bài giảng cho các lớp học sau. Bên cạnh đó việc đầu tư vào hình ảnh, chất lượng bài giảng cũng tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia bài học.
Đọc thêm: Ứng dụng của khung cảm ứng tivi trong giáo dục và đào tạo
Ứng dụng thực tế của khung cảm ứng trong trường mầm non
Giảng dạy đa phương tiện
Như đã nói ở trên, các phần mềm giảng dạy, học tập đều được khung cảm ứng hỗ trợ, do đó khi kết hợp chúng với nhau sẽ cho ra kết quả đáng mong đợi. Các bài giảng sẽ được giáo viên thiết kế đa dạng từ việc nhận biến con số, chữ cái, đồ vật, màu sắc đến luyện nghe, phát âm chuẩn bảng chữ cái,... để trẻ dễ tiếp thu hơn so với các phương pháp giảng dạy trước đây.
Hoạt động giải trí và trò chơi giáo dục
Bên cạnh việc hỗ trợ giáo viên tổ chức bài giảng sinh động, khung cảm ứng còn làm rất tốt trong việc cho phép các em thao gia các hoạt động giáo dục nhưng đầy điều mới mẻ, như vẽ tranh, ghép hình, xếp chữ, đoán đồ vật, trái cây,... Đây hoàn toàn là các bài giảng, hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện tính tư duy, sáng tạo.
Tạo môi trường học tập nhóm
Các trường mầm non cũng có thể luyện tập kỹ năng làm việc nhóm cho các em từ khi còn nhỏ như cho phép các em cùng tương tác với màn hình để cùng vẽ một bức tranh, làm bài tập nhóm,... tăng khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả. Ngoài cách đó, giáo viên cũng có thể tổ chức các trò chơi tập thể, chia đội nhóm để các em cùng tham gia.
Nhận xét
Đăng nhận xét