Máy chiếu là thiết bị trình chiếu quen thuộc được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Nhưng nhu cầu tương tác ngày càng cao, nên nhiều người muốn ứng dụng khung cảm ứng vào phục vụ cho công việc, học tập. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn về mức chi phí đầu tư của hai loại thiết bị này là khác nhau. Bài viết này sẽ so sánh chi phí đầu tư giữa khung cảm ứng tivi và máy chiếu truyền thống để doanh nghiệp dễ lựa chọn.
Khung cảm ứng tivi là gì?
Khung cảm ứng tivi là thiết bị cảm ứng lắp bên ngoài tivi để biến tivi thường thành tivi cảm ứng, nó cũng có thể được lắp đặt cho nhiều thiết bị màn hình khác như màn hình LCD, LED, bảng điện tử hay máy chiếu để tạo ra màn hình cảm ứng. Khung cảm ứng tivi này có tính tương tác cao, hỗ trợ tốt các hệ điều hành phổ biến hiện nay như Windows, Android, giúp người dùng tương tác trực tiếp mà không cần chuột hay bàn phím. Nó sử dụng công nghệ cảm ứng hồng ngoại để xác định các thao tác cảm ứng từ người dùng một cách nhanh nhạy với độ chính xác khá cao.
Máy chiếu là gì?
Máy chiếu là thiết bị trình chiếu trên màn chiếu hay các bề mặt phẳng, thiết bị này sẽ kết nối với máy tính, laptop, điện thoại, USB để phát hình ảnh, video, nội dung lên trên mặt phẳng được chiếu.
Chi phí đầu tư ban đầu của hai thiết bị
Chi phí đầu tư ban đầu là chi phí mua sản phẩm để sở hữu nó. Chúng ta sẽ cùng nhau so sánh mức giá ban đầu nhé!
Khung cảm ứng tivi
Để sử dụng khung cảm ứng cho tivi thì bạn phải tận dụng tivi, màn hình hoặc máy chiếu sẵn có và tích hợp thêm một khung cảm ứng có giá dao động khoảng từ 3 triệu đến 18 triệu đồng tùy vào kích thước từ 32 inch đến 98 inch. Kích thước khung càng lớn thì giá càng cao. Về chi phí lắp đặt khung cảm ứng thì khung cảm ứng rất dễ để lắp đặt trên màn hình, cắm kết nối qua cổng USB là đã có thể sử dụng được ngay. Các bước này có thể tự làm mà không tốn chi phí thuê lắp đặt.
Máy chiếu truyền thống
Máy chiếu hiện nay trên thị trường có giá dao động từ 7- 30 triệu đồng, giá sẽ khác nhau phụ thuộc vào độ phân giải, cấu hình, độ sáng, công nghệ của máy chiếu. Nếu lắp đặt thêm cả màn chiếu thì giá sẽ từ 1- 5 triệu đồng, tùy vào chất lượng cũng như kích thước. Do đó khi lắp màn chiếu cần phải mua thêm giá treo hoặc chân đế, tốn thêm 1-3 triệu đồng. Dẫn đến chi phí lắp đặt máy chiếu dao động từ 8-35 triệu đồng.
Như vậy nếu như bạn đã có sẵn màn hình thì lắp đặt khung cảm ứng là giải pháp tiết kiệm và vẫn sở hữu được tính năng tương tác, còn chi phí lắp đặt máy chiếu mới sẽ cao hơn và sẽ không có tính năng tương tác. Điều đặc biệt là bạn cũng có thể lắp đặt khung cảm ứng cho máy chiếu (nếu chưa có màn hình) để tạo thành màn chiếu cảm ứng tương tác với giá tiết kiệm mà vẫn trải nghiệm được tính năng tương tác.
Chi phí vận hành và bảo trì
Ngoài chi phí mua sắm, chi phí vận hành và bảo trì cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng chi phí đầu tư lâu dài.
Khung cảm ứng tivi
Điện năng tiêu thụ: Trung bình từ 100W - 400W/h, tùy theo kích thước tivi.
Tuổi thọ màn hình: Tivi LED/LCD hiện nay có tuổi thọ từ 50.000 - 100.000 giờ sử dụng.
Bảo trì: Hầu như không cần bảo trì định kỳ, chỉ cần vệ sinh màn hình để đảm bảo chất lượng cảm ứng.
Khả năng lỗi hỏng: Rất ít lỗi nếu sử dụng đúng cách.
Máy chiếu truyền thống
Điện năng tiêu thụ: Từ 200W - 350W/h, có thể cao hơn nếu sử dụng lâu dài.
Tuổi thọ bóng đèn: Máy chiếu sử dụng bóng đèn có tuổi thọ 2.000 - 6.000 giờ, sau đó phải thay thế với chi phí từ 2 - 10 triệu đồng mỗi lần.
Bảo trì: Cần vệ sinh bộ lọc bụi, kiểm tra quạt làm mát và thay bóng đèn định kỳ.
Khả năng lỗi hỏng: Máy chiếu dễ bị mờ, giảm độ sáng theo thời gian, yêu cầu căn chỉnh lại thường xuyên.
Nhìn chung, máy chiếu có chi phí bảo trì cao hơn do cần thay thế linh kiện định kỳ.
Hiệu quả sử dụng và độ bền
Khung cảm ứng tivi: Hình ảnh sắc nét, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường, độ phản hồi cảm ứng nhanh, độ bền cao lên đến 10 năm.
Máy chiếu truyền thống: Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào ánh sáng môi trường, tuổi thọ bóng đèn thấp hơn, cần thay thế linh kiện định kỳ.
Ứng dụng thực tế và chi phí dài hạn
Khung cảm ứng tivi: Phù hợp cho phòng họp, giảng dạy, trung tâm thương mại, khu vực yêu cầu tương tác.
Máy chiếu truyền thống: Phù hợp với hội trường lớn, rạp chiếu phim, giảng đường.
Chi phí dài hạn: Khung cảm ứng tivi tiết kiệm hơn về mặt bảo trì và tuổi thọ.
Hy vọng bài viết này giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về chi phí lắp đặt của khung cảm ứng tivi và máy chiếu để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng và ngân sách của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét